Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi một số luật di trú Mỹ mới phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình nộp hồ sơ diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ định cư trong năm 2023. Giải pháp cho điều này chính là nắm kỹ các bước bảo lãnh diện vợ chồng và cố gắng xây dựng bằng chứng cũng như sắp xếp bộ hồ sơ cho thật hợp lý để thuyết phục được các nhân viên Lãnh sự nhé!
Các bước chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ năm 2023
Quy trình bảo lãnh vợ đi Mỹ khá phức tạp chưa kể thời gian chờ đợi dao động từ 12-14 tháng đó cũng là lý do tại sao mọi người thường đặt câu hỏi bảo lãnh diện vợ chồng mất bao lâu? Không ít cặp vợ chồng luôn mong chờ từng ngày để được đoàn tụ trên đất Mỹ, dưới đây là quy trình các bước bảo lãnh vợ diện chồng đi Mỹ được luật sư di trú Mỹ tham vấn:
Bước 1: Chứng nhận độc thân
Tiến hành đăng ký kết hôn tại Phòng tư pháp quận (huyện) là điều đầu tiên cần thực hiện nếu muốn được kết hôn và qua Mỹ định cư. Đáp ứng được 2 yêu cầu bao gồm:
- Đối với người chồng khi muốn bảo lãnh vợ ở Việt Nam phải có 1 bộ công hàm ngoại giao chứng nhận độc thân. Bao gồm hồ sơ được Lãnh sự Quán Việt Nam tại Mỹ công nhận và được địa phương người chồng sinh sống cấp chứng nhận tình trạng độc thân của chồng.
- Người chồng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và lên kế hoạch về Việt Nam để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam vì hồ sơ hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam của mỗi người khác nhau nên hãy lưu ý.
Lưu ý
Phải có bản ghi chú ly hôn (hay còn gọi bản án ly hôn) nếu người chồng đã từng trải qua 1 hoặc 2 đời vợ và trước khi đem về Việt Nam sử dụng bản này phải được chứng thực bởi Lãnh sự quán Mỹ hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ.
Thời gian
Khoảng 2 đến 3 tuần để chuẩn bị 1 bộ công hàm ngoại giao và trong vòng 15 ngày 2 vợ chồng sẽ được cấp giấy chứng nhận kết hôn nếu người chồng chuẩn bị hồ sơ kết hôn của 2 vợ chồng đầy đủ.
Bước 2: Kết hôn với vợ tại Việt Nam
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nếu dưới đây, người vợ mang toàn bộ hồ sơ ra Phòng tư pháp quận (huyện) cùng với đơn xin đăng ký kết hôn.
Chuẩn bị hồ sơ
*Người bảo lãnh (bên Mỹ)
- Tờ khai đăng ký kết hôn (khai chung với bên Việt Nam)
- Công hàm độc thân (1 bản gốc + 1 bản sao)
- Passport (bản sao)
- Visa (bản sao)
- Giấy khám sức khỏe: Nếu khám tại Việt Nam thì khi đi khám mang theo bản photo giấy Đăng ký kết hôn đã được chính quyền địa phương ký nhận (kèm passport, visa, hình).
- Giấy khám sức khỏe tâm thần từ bên Mỹ cần lưu ý chỉ khi được chứng nhận từ bệnh viện lớn hoặc chuyên khoa tâm thần. Ngoài ra các trường hợp giấy chứng nhận của bác sĩ gia đình sẽ không được chấp thuận.
*Người được bảo lãnh (bên Việt Nam)
- Tờ khai đăng ký kết hôn (2 bản gốc)
- CMND (bản sao + công chứng)
- Sổ hộ khẩu (bản sao)
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của người vợ (phường xã, thị trấn thường trú xác nhận)
- Công hàm độc thân của người bảo lãnh tức chồng (sau khi bộ công hàm độc thân của người chồng hoàn tất và được gửi về Việt Nam cho người vợ)
- Giấy khám sức khỏe tâm thần (Khi đi khám mang theo bản photo giấy Đăng ký kết hôn đã được chính quyền địa phương ký nhận + CMND bản gốc và bản sao + hộ khẩu, 4 tấm hình 3×4. Thường là đi khám vào ngày hôm trước thì chiều hôm sau 15g30 mới có kết quả)
Trường hợp đã ly hôn đối với vợ/chồng
- Đối với người vợ: Phải có giấy chứng nhận đã ly hôn của tòa án
- Đối với người chồng: Như đã nêu trên bắt buộc phải có thêm bản án ly hôn (bản ghi chú ly hôn) ở Mỹ kèm thêm một bản ghi chú ly hôn xin tại Việt Nam. Thường sẽ mất khoảng 2-3 ngày để xin bản ghi chú ly hôn tại Việt Nam.
Chính quyền địa phương sẽ cấp giấy chứng nhận kết hôn cho cả 2 vợ chồng sau khi đã tiếp nhận hồ sơ. Điều đáng lưu ý ở đây chính là cả 2 sẽ phải phỏng vấn với cán bộ Sở Tư Pháp khoảng 10 ngày sau đó.
Khi đi phỏng vấn nhớ mang theo sổ hộ khẩu, hộ chiếu, visa, CMND, hình đi chơi, hình đám hỏi, đám cưới (nếu có), sao chép một ít thư từ, email, vé máy bay để thêm bằng chứng thuyết phục nhân viên Sở Tư Pháp.
Tuy nhiên vợ chồng sẽ trả lời đơn giản không giống như phỏng vấn hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng tại Lãnh sự quán đâu nhé. Cụ thể, họ sẽ tách riêng vợ chồng ra phỏng vấn từng người một. Các câu khi phỏng vấn ở Sở Tư Pháp thường xoay quanh:
- Tên đầy đủ của chồng? (bao gồm tên tiếng Việt và tiếng Anh)
- Ngày tháng năm sinh của vợ/chồng?
- Gặp nhau ở đâu?
- Tính từ lúc quen nhau đến khi tổ chức đính hôn là bao lâu? (xem hình)
- Chồng về Việt Nam bao nhiêu lần? (thời gian cụ thể)
- Đã đi chơi chung ở những nơi nào? (xem hình, xem vé máy bay)
- Chồng là người Mỹ hay người định cư Mỹ?
- Chồng qua Mỹ từ năm nào?
- Chuyên ngành của chồng là gì?
- Nghề nghiệp hiện tại?
- Vợ chồng thường liên lạc với nhau bằng phương tiện nào? (viết thư tay, email, call video,..)
20 ngày sau khi hai vợ chồng vượt qua buổi phỏng vấn sẽ đến để ký giấy, thời khắc đáng ghi nhớ nhất nhưng hãy nhớ đem theo máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc này một phần lưu giữ kỷ niệm một phần có thêm bằng chứng để trình ra khi đi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ sau này.
Thời gian
- Thông thường trong vòng 15 ngày sẽ hoàn tất toàn bộ quá trình đăng ký kết hôn tại Việt Nam (tùy thuộc vào từng địa điểm).
- Đối với trường hợp đã từng ly hôn phải chờ ít nhất 1 tháng để Phòng tư pháp xem xét hồ sơ sau khi 2 bộ công hàm và bản ghi chú ly hôn được gửi về Việt Nam.
Bước 3: Mở hồ sơ bảo lãnh
Người bảo lãnh cần chuẩn bị các giấy tờ, mẫu đơn sau đây để có thể mở hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng.
- Đơn I-130 (Petition for Alien Relative) dành để bảo lãnh vợ/chồng
- Đơn G-325A (Biographic Information), bạn và người phối ngẫu mỗi người một bộ. Điền đầy đủ thông tin và ký tên.
Giấy tờ gửi kèm bao gồm:
- Giấy khai sinh của cả hai
- Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao hai mặt của thẻ xanh
- Giấy đăng ký kết hôn
- Giấy chứng nhận ly hôn
- Giấy chứng tử (nếu có) nếu người bảo lãnh đã có một đời vợ/chồng trước.
- 2 hình thẻ kích thước 4x6 (1 tấm cho bạn và 1 tấm cho người được bảo lãnh)
- Bằng chứng chứng minh về mối quan hệ có thể là hình ảnh khi quen nhau, tuần trăng mật,...
- Đóng phí theo quy định
Lưu ý: Giấy tờ phải được dịch sang tiếng Anh hoàn toàn với họ tên, địa chỉ của người/công ty dịch thuật và người/công ty dịch thuật này phải xác nhận đã dịch đúng với bản chính. Hiện tại Sở di trú Mỹ (USCIS) không yêu cầu bổ sung những bằng chứng này khi mở hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng, tuy nhiên gần đây sau khi luật di trú Mỹ 2023 ban hành yêu cầu nên có bằng chứng thì tốt nhất hãy gửi ngay để tiết kiệm thời gian chờ đợi.
Bước 4: Nộp cho Sở di trú (USCIS) bộ hồ sơ chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ
Tiến hành nộp bộ hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện vợ chồng cùng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo yêu cầu của Sở di trú Mỹ sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Giai Đoạn Receipt Number
Tùy thuộc vào mỗi tiểu bang sẽ có thời gian xử lý hồ sơ khác nhau thông thường sẽ từ 7-14 ngày. Sở di trú Mỹ (USCIS) sẽ gửi biên nhận I-797C Receipt Notice xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ của người bảo lãnh và hướng dẫn chờ đợi những bước kế tiếp.
Giai Đoạn Approval
Mất khoảng 4 đến 6 tháng sau khi hồ sơ của người bảo lãnh được USCIS chấp thuận, lúc này hồ sơ sẽ được chuyển từ USCIS đến Trung tâm chiếu khán quốc gia (National visa center viết tắt NVC). Trung tâm chiếu khán sẽ xử lý và sắp xếp để cả 2 vợ chồng được phỏng vấn trực tiếp với Lãnh sự quán Mỹ nhằm xác minh lại mối quan hệ.
Lưu ý
- Chi phí nộp hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ tại Sở di trú là 535 USD.
- Thông thường, bảo lãnh diện này mất khoảng 6-10 tháng chờ đợi và không có thời gian chính xác bởi nó phụ thuộc vào Lãnh sự quán Mỹ, thậm chí sẽ lâu hơn nếu hồ sơ bị trục trặc, thiếu sót.
- Nếu hồ sơ chưa được chấp thuận bạn có thể kiểm tra trực tuyến tại đây.
- Còn nếu hồ sơ đã được chấp thuận thì không thể kiểm tra trực tuyến mà thay vào đó là gọi vào hộp thư của Trung tâm chiếu khán quốc gia (NVC) để biết xem hồ sơ diện bảo lãnh vợ chồng đang tới giai đoạn nào thôi.
Bước 5: Bảo trợ tài chính
Hay còn gọi là chứng minh tài chính thu nhập bảo lãnh định cư, sẽ được Trung tâm chiếu khán (NVC) yêu cầu bổ sung sau khi đã xem xét toàn bộ thông tin của cả hai vợ chồng.
Người chồng (tức người bảo lãnh) phải đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng tại nước Mỹ với nguồn thu nhập của mình, trường hợp nếu người chồng không đủ yêu cầu thì vợ chồng có quyền bổ sung thêm người đồng bảo lãnh (người thân, bạn bè của chồng). Và người đồng bảo lãnh này phải chứng minh được thu nhập theo quy định của NVC đưa ra.
Chi phí xét duyệt hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng là 120 USD cho người bảo lãnh và 325 USD cho người được bảo lãnh. Thời gian xét duyệt hồ sơ tại NVC khoảng 16 - 28 tuần.
a/ Trả phí và nộp I-1864 (đối với người bảo lãnh)
- Sau khoảng 1-2 tháng khi giai đoạn Approval hoàn tất, Trung tâm chiếu khán (NVC) sẽ gửi DS-3032 Choice of Address có mã vạch (barcode) và phiếu báo lệ phí Affidavit of support (AOS) bill ($120) cho người bảo lãnh và thời cũng sẽ gửi DS-3032 Choice of Address có mã vạch cho người được bảo lãnh.
- Người bảo lãnh đăng nhập tài khoản vào trang web này để tiến hành đóng phí và quay lại sau 2-3 ngày để xem tình trạng đã thanh toán hay chưa, nếu đã chuyển sang “đã thanh toán” người bảo lãnh ngay lập tức in trang cover sheet có barcode của đơn I-864 ra và kẹp chung trang này cùng với bộ đơn I-864 đã điền đầy đủ thông tin cùng với 1 số chứng từ chứng minh tài chính nộp cho Trung tâm chiếu khán quốc gia (NVC).
b/ Gửi DS-3032 Choice of Agent & Address (đối với người được bảo lãnh)
- Người bảo lãnh nhận đơn DS-3032
- Scan và gửi email đơn DS-3032 cho người được bảo lãnh
- Người được bảo lãnh in ra, điền thông tin và ký tên
- Người được bảo lãnh scan lại vô máy và đính kèm vào email gửi cho NVC với nội dung như hình bên dưới.
Hiện nay có nhiều cách để gửi DS-3032 từ người chồng về Việt Nam để người vợ hoàn tất thông tin nhưng để tiết kiệm thời gian và tiền bạc các bạn nên gửi qua email nhé!
c/ Trả phí và nộp đơn DS-230 (đối với người bảo lãnh)
Khoảng 7 ngày sau khi hoàn tất đơn DS-3032, Trung tâm chiếu khán quốc gia sẽ thông báo là họ đã nhận được DS-3032 qua email đồng thời họ cũng gửi hóa đơn Visa Application Processing free bill ($600) lên website. Lúc này người chồng (người bảo lãnh vợ đi Mỹ) sẽ đăng nhập giống như việc trả $120 trước đó, nhưng lần này là $600.
d/ Gửi DS-230 (đối với người được bảo lãnh)
2 ngày sau khi thanh toán tiền nếu tình trạng “đã thanh toán (paid)” thì người bảo lãnh ngay lập tức in trang cover sheet (trang bìa) có barcode của đơn DS-230. Nộp cho NVC cùng với bộ đơn DS-230 đã điền đầy đủ thông tin và kèm civil document (tài liệu dân sự). Trong đó giấy tờ gửi kèm Civil document bao gồm:
- Bản án + giấy tạm giam (nếu có)
- Giấy trục xuất khỏi Mỹ (nếu có)
- Hồ sơ quân nhân (nếu có)
- Giấy ly hôn của cuộc hôn nhân trước đó (nếu có)
- Giấy khai sinh của người được bảo lãnh tức người vợ (bản sao + bản dịch)
- Giấy kết hôn (bản sao + bản dịch)
- Lý lịch tư pháp (bản chính + bản dịch)
- 2 hình thẻ 5x5 nên trắng
- Passport (bản sao + công chứng)
Những lưu ý cần nhớ:
- Khi đi dịch và công chứng phải mang dư 1 bản so với số lương được yêu cầu vì họ sẽ giữ lại 1 bản đề làm hồ sơ bảo lưu.
- Việc dịch và công chứng các loại giấy tờ nêu trên có thể thực hiện tại Phòng tư pháp của Ủy Ban Nhân Dân quận/huyện tại nơi thường trú.
- Trước khi đi nộp đơn I-1864 phải đóng phí 120$ và trước khi nộp DS-230 phải đóng phí 600$.
Bước 6: Tham gia phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ
Đây là bước quan trọng và mang tính quyết định trong các bước bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ. Những yêu cầu từ Lãnh sự quán Mỹ trước khi phỏng vấn:
- Khám sức khỏe
- Chích ngừa theo yêu cầu
- Thông báo bổ sung thêm (nếu hồ sơ chưa đạt, chưa đủ bằng chứng,...)
Hy vọng các bước bảo diện vợ chồng chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho việc đoàn tụ của 2 vợ chồng bạn được rút ngắn, tuy quy trình mất khá nhiều thời gian và phức tạp. Lời khuyên cuối cùng, hãy cố gắng xây dựng bằng chứng và sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, hợp lý để ghi điểm trong mắt Lãnh sự nhé!
Xây dựng bằng chứng hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ 2023
Việc chứng minh cho mối quan hệ diện này với Lãnh sự quán hết sức quan trọng và thực tế có không ít trường hợp bị bác đơn vì không chứng minh được hoặc làm cho nhân viên lãnh sự cảm thấy nghi ngờ về mối quan hệ đó.
Vậy nên để xây dựng được khối bằng chứng vững chắc chứng minh cho mối quan hệ với một bộ hồ sơ định cư Mỹ diện vợ/chồng hay hôn thê/hôn phu là điều trăn trở và gây ra không ít lo âu cho đương đơn và người bảo lãnh.
Nói thì rất dễ nhưng đối với những cặp vợ chồng hay những cặp đôi đang yêu nhau ở xa nhau chờ ngày đoàn tụ. Để tạo dựng được một khối bằng chứng vững chắc đủ sức thuyết phục được Lãnh sứ quán thì những mối quan hệ này sẽ luôn bám sát vào những cột mốc quan trọng cũng như có những diễn biến khó phai mờ về mặt tình cảm.
Dưới đây là các loại bằng chứng sẽ giúp bạn điều đó nhưng lưu ý điều quan trọng vẫn là cả hai phải biết cách gom góp và lưu giữ một cách phù hợp nhất lúc đó hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ định cư tự nhiên có lợi trong tương lai.
Bằng chứng liên lạc với nhau
- Bạn hãy chụp lại hoặc in ra những email liên lạc làm quen, SMS trò chuyện và thậm chí là lưu lại video trao đổi giữa hai người nếu bạn và người bảo lãnh quen nhau qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram, diễn đàn,...
- Lưu giữ lại những bằng chứng liên lạc hàng ngày với nhau qua điện thoại, Skype, Facetime,...
- Nếu hai bạn quen nhau qua người bạn chung hay được mai mối thì hãy lưu lại những hình ảnh chụp chung giữa hai bạn và người này. Đặc biệt để đảm bảo bằng chứng được xác thực hơn hãy nhờ họ viết một bức thư xác nhận.
Bằng chứng liên quan đến các cột mốc thời gian của mối quan hệ
- Hai người gặp nhau lần đầu trong hoàn cảnh như thế nào?
- Lý do quen? Quen qua phương tiện gì hay quen qua ai? Quen ở đâu?
- Mỗi ngày cả hai thường làm gì để duy trì mối quan hệ?
- Từ khi yêu nhau cả hai liên lạc với nhau bằng cách nào?
- Người yêu/vợ/chồng có thường về Việt Nam thăm bạn không? Bao nhiêu lần mỗi năm?
- Kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trong thời gian yêu nhau ví dụ xem phim, du lịch, ăn uống, dự tiệc,...
Các loại bằng chứng phổ biến mà gần như mối quan hệ nào cũng có thể có:
- Thư từ: Người bảo lãnh và bạn cần lưu giữ lại những bức thư tay hoặc email của cả hai. Nên chụp màn hình lại những đoạn chat hoặc lưu lại cuộc gọi video có hiển thị hình ảnh của cả 2 nếu sử dụng các phần mềm chat online như Viber, Zalo, Whatsapp, Facetime,...
- Hình ảnh, video: Tất cả những hình ảnh, video của cả hai cùng nhau chụp từ hình ảnh lần đầu tiên hẹn hò đến những chuyến du lịch chung, kỷ niệm cùng bạn bè 2 bên, tiệc tùng, lễ cưới,... nên được tập hợp tất cả lại. Điều quan trọng nhất trong việc xây dựng bằng chứng bằng hình ảnh, clip chính là hiển thị thời gian trên hình cùng với những biểu tượng nổi bật nhằm xác thực địa điểm chụp.
- Biên nhận, hóa đơn: Tưởng chừng nhỏ nhặt không chú ý đến nhưng thực chất đây là những bằng chứng giúp thuyết phục Lãnh sự. Việc lưu lại hóa đơn bao gồm hóa đơn khách sạn, hóa đơn điện thoại, địa điểm du lịch, hóa đơn tổ chức lễ cưới, hóa đơn quà tặng, in sao kê chuyển tiền cho nhau và kể cả cùi vé máy bay đến và đi khỏi Việt Nam,... Hãy nhớ nhé vì không ít người sau khi hồ sơ bảo lãnh thất bại đã phải vất vả quay trở về tìm kiếm những thứ này.
- Chứng minh tài chính: Để cho viên chức Lãnh sự quán tin rằng bạn sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ thì tốt hơn hết bạn nên có tài khoản ngân hàng của cả 2, tài sản 2 bên đang sở hữu, giấy xác nhận bảng lương của người bảo lãnh,..
- Các loại giấy tờ liên quan khác: Giấy đăng ký kết hôn (nếu cả 2 đã kết hôn), thư tay xác nhận của người làm mai mốt (bà mai hoặc bạn bè chung), giấy tờ xác nhận liên quan đến tài sản đồng sở hữu có giá trị (sổ tiết kiệm, đất đai, xe cộ, nhà cửa, chứng khoán,...). Nếu hôn phu/hôn thê, vợ/chồng của bạn có bảo hiểm và cũng chính là người thụ hưởng thì có thể kèm theo để hồ sơ diện bảo lãnh vợ sang Mỹ được đánh giá cao hơn.
Lời khuyên bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng 2023
Sẽ có những cách và những loại bằng chứng khác nhau có thể sử dụng để chứng minh sự thật mối quan hệ cho từng hoàn cảnh cụ thể và đặc thù của mỗi mối quan hệ. Vậy nên một trong những nguyên nhân dẫn đến dù hồ sơ thật, mối quan hệ thật nhưng vẫn bị từ chối cấp visa định cư Mỹ chỉ đơn giản là việc sắp xếp khối bằng chứng không theo đúng như tiêu chí đánh giá của Lãnh sự quán đưa ra.
Ở một khía cạnh khác, trong khi những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ có quá ít bằng chứng nhưng lại biết tận dụng và sắp xếp logic thì vẫn có khả năng đậu visa. Vậy nên việc tìm hiểu kỹ càng các phương pháp xây dựng bằng chứng cho mối quan hệ là điều không thể bỏ qua nếu muốn đoàn tụ, dù bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về visa định cư Mỹ diện vợ chồng hay bạn đã từng bị từ chối hồ sơ.
Dựa trên kinh nghiệm bản thân đương đơn và người bảo lãnh có thể xây dựng khối bằng chứng tuy nhiên nếu để đảm bảo chắc chắn hơn cho bộ hồ sơ cũng như tiết kiệm thời gian bạn nên nhờ đến sự trợ giúp từ các đơn vị tư vấn có uy tín và am hiểu luật, bởi họ đã thực hiện hàng chục hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng mỗi ngày nên kinh nghiệm là thứ họ luôn có sẵn.
Sắp xếp bằng chứng và hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
Sắp xếp hồ sơ bảo lãnh
Sẽ được chia thành 2 folder và sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
a/ Folder thứ I
- Thư mời phỏng vấn
- Passport
- CMND
- Sổ hộ khẩu
- Đơn DS-230 (Gồm phần I và II)
- Phiếu chích ngừa (màu vàng)
- Hôn thú
- Giấy khai sinh
- Lý lịch tư pháp
- Bốn ảnh thẻ 5x5 (Mặt sau ghi tên, ngày sinh, số case HCMxxxxxxxxxx và bỏ vào túi nilon nhỏ)
- Đơn I-1864
- Chứng từ thuế mới nhất
b/ Folder thứ II
- CMND Photocopy
- Nguyên sổ hộ khẩu Photocopy
- Passport Photocopy
- Hôn thú Photocopy
- Giấy khai sinh Photocopy
- Chứng từ thuế Photocopy
- Kết quả khám sức khỏe kèm phim chụp phổi
Sắp xếp bằng chứng
- Hình ảnh: chia thành 2 loại trước và sau đám cưới, kẹp thành từng tập dày khoảng 1-2cm và có nhãn bên dưới cho nhân viên Lãnh sự dễ đọc (ví dụ: Nha Trang, 9/2009). Tuyệt đối không để trong album vì khe hở để đưa giấy tờ vào rất hẹp và hình cưới tốt hơn hết nên chọn những tấm ảnh nào có nghi thức làm lễ, đông người.
- Các thứ khác: như thư tay, email, bill gửi tiền, vé máy bay, hóa đơn tiệc cưới, hóa đơn khách sạn,.. nên bỏ riêng từng thứ vào từng folder có nhãn bên ngoài.
- Bằng chứng trước hôn nhân: Ưu tiên sắp xếp các bằng chứng trước hôn nhân càng nhiều càng tốt và không nên đưa các bằng sau hôn nhân vào vì nhân viên lãnh sự sẽ không quan tâm cho lắm.
- Ảnh chat hằng ngày: Chụp màn hình sau mỗi lần 2 người gọi cho nhau rồi save lại theo dạng file ảnh. Để rõ hơn bạn nên rửa thành ảnh các file.
Sau khi vượt qua buổi phỏng vấn bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ định cư các bạn sẽ được cấp sổ hồng và được hẹn lấy visa trong vòng 7 ngày. Chúc các bạn chuẩn bị hồ sơ thật kỹ lưỡng để cuộc đoàn tụ gia đình được rút ngắn hơn nhe!