Vì số lượng hồ sơ nộp bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng ngày càng nhiều nên Chính phủ nước này đã có một số thay đổi trong năm 2023.
Năm 2023 chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ mất bao lâu
Hiện diện chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ đang trở nên hot trong thời gian gần đây tại Việt Nam, cụ thể Sở Di trú Mỹ đã tiếp nhận một lượng hồ sơ định cư thuộc diện bảo lãnh vợ/chồng này rất lớn. Cho thấy được một điều rằng người Việt có nhu cầu định cư Mỹ là khá cao so với các quốc gia khác, tuy nhiên chính vì số lượng nhiều nên Chính phủ Mỹ đã siết chặt hơn việc này việc này bằng cách xét duyệt hồ sơ kỹ hơn cùng với một số yếu tố khác. Vậy chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ mất bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết này nhé!
Thời gian bảo lãnh vợ/chồng đi Mỹ quy định năm 2023
Còn tùy thuộc vào diện và tình trạng hồ sơ của người bảo lãnh quyết định đến hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ sẽ mất bao lâu.
- Đối với diện IR2 (Người có Quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ đã kết hôn > 2 năm): Sau khi có visa và nhập cảnh Mỹ, người được bảo lãnh sẽ được cấp thẻ xanh thời hạn 2 năm. Tuy nhiên thời gian bảo lãnh diện này trung bình kéo dài từ 6-9 tháng. Diện này có thể bảo lãnh con đẻ của vợ không quá 21 tuổi còn độc thân hoặc con riêng có thể được xét duyệt nếu trước khi đứa trẻ đủ 18 tuổi mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh được thiết lập.
- Đối với diện IR1 (Người có Quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ đã kết hôn < 2 năm): 12 đến 18 tháng là khoảng thời gian chờ từ lúc mở hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đến khi nhận được visa, tùy tình trạng mối quan hệ của vợ chồng. So với diện IR2 thì bảo lãnh diện IR1 sẽ có thời gian chờ lâu hơn.
- Đối với diện F2A (Thường trú nhân bảo lãnh vợ đi Mỹ): Sau khi có visa và nhập cảnh Mỹ, người được bảo lãnh sẽ được cấp thẻ xanh thời hạn 2 năm. Và thời gian xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn sẽ mất khoảng 1 đến 2 năm chờ đợi. Diện này có quyền bảo lãnh con cái của vợ/chồng còn độc thân không quá 21 tuổi.
Phải trải qua nhiều giai đoạn và cần có sự chuẩn bị hồ sơ lẫn bằng chứng thật chu đáo thì diện bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng trong năm 2023 mới sớm có cơ hội được đoàn tụ.
Các lựa chọn khác để bảo lãnh vợ đi Mỹ đỡ mất thời gian trong năm 2023
1. Chỉ có thẻ xanh
Nếu bạn chỉ có thẻ xanh Mỹ nhưng lại muốn bảo lãnh vợ đi Mỹ sớm hơn thay vì phải chờ đợi như quy định tức 18-24 tháng. Điều này hoàn toàn có thể làm được, bạn chỉ cần thay đổi sang hình thức bảo lãnh vợ theo diện F2A lúc này thời gian có thể sẽ rút gọn gọn từ 1-2 tháng. Bởi việc xét nhanh hay chậm còn phải phụ thuộc vào lượng hồ sơ nộp vào USCIS.
(F2A: Là diện bảo lãnh chồng hoặc vợ kết hôn hợp pháp với người có thẻ xanh tại Mỹ, ngoài ra diện này còn có thể bao gồm cả con cái độc thân <21 tuổi của chồng hoặc vợ. Đây là diện mà nhiều người Việt lựa chọn để bảo lãnh vợ của mình đỡ mất thời gian vì đang là thường trú nhân nhưng chưa được nhập quốc tịch Mỹ).
2. Thất nghiệp và không có tài sản đáng giá
Nếu bạn đang mắc phải vấn đề chưa có việc làm hay không có tài sản để thế chấp và thắc mắc liệu lúc này chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ mất bao lâu? Có bảo lãnh được hay không? Thì xin thưa Chính phủ Mỹ vẫn cho phép bạn nhờ 1 người đứng ra đồng bảo trợ tài chính có thể người thân hoặc bạn bè,.. Và người này sẽ có trách nhiệm tài chính với người phối ngẫu của bạn đối với Chính phủ nước này.
Những câu hỏi thường gặp của diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ năm 2023
Ngoài vấn đề chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ mất bao lâu ra vẫn còn một số trường hợp mọi người nên quan tâm và xem qua nếu chẳng may mình mắc phải sẽ giúp giải quyết nhanh nhất, tránh làm mất thời gian cho việc chuẩn bị vì không nắm rõ được quy trình.
CÂU 1
Hỏi: “Chồng có quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ đi Mỹ vậy bao lâu mới được cấp visa? ”
Đáp: Trên thực tế thời gian chờ đợi để được cấp visa bao giờ cũng lâu quy định của Sở Di Trú và Bộ Ngoại Giao đưa ra. Thay vì đúng như nguyên tắc là từ 6 - 12 tháng thì đương đơn sẽ phải đợi từ 12 - 14 tháng và thậm chí là kéo dài hơn 2 năm do bị điều tra xác minh.
CÂU 2
Hỏi: “Vợ tôi ở Việt Nam có con riêng, tôi và vợ tôi mới làm đám cưới tại Việt Nam xong nhưng tôi chỉ mới làm giấy tờ bảo lãnh cho vợ và con riêng của vợ. Vậy con riêng của vợ có được đi chung không? “
Đáp: Nếu các con riêng của người vợ <18 tuổi vào thời điểm 2 vợ chồng ký hôn thú và nếu các con dưới 21 tuổi và độc thân thì sẽ được bảo lãnh đi theo cùng.
CÂU 3
Hỏi: “Chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ mất bao lâu khi có visa K-3 và có tồn tại bất lợi gì không? “
Đáp: 4 tháng là khoảng thời gian chênh lệch giữa người có và không có Visa K-3. Ví dụ thay vì bạn phải mất 12 tháng để được qua Mỹ định cư thì chỉ mất 8 tháng khi có Visa K-3. Cái gì cũng có cái giá của nó, người không xin Visa K-3 thì thời gian Mỹ sẽ chậm hơn nhưng bù lại sau khi đặt chân đến Mỹ sẽ có thẻ xanh 2 năm ngay sau 5 tuần. Ngược lại với người có Visa K-3 sau khi được đi Mỹ sớm ngoài việc không được cấp thẻ xanh ngay hai vợ chồng sẽ phải trải qua 1 cuộc phỏng vấn khá gay gắt tại Mỹ. Đặc biệt bạn sẽ phải mất 1 khoảng phí 1.010 USD trả cho Sở Di Trú khi nộp đơn xin thẻ xanh (đây là điều bắt buộc).
Nếu bạn chưa biết về Visa K-3: K-3 Còn được gọi là bảo lãnh fiancee cho phép người nộp đơn qua Mỹ nhanh hơn trung bình 2-4 tháng, điều này được Quốc Hội Mỹ thông qua một đạo luật cho phép người vợ/chồng trong khi chờ đợi đơn bảo lãnh được xét duyệt có thể nộp đơn Visa K-3 để rút ngắn thời gian thực hiện mục đích đi làm việc của mình. Nếu bạn nộp đơn I-130 để bảo lãnh vợ/chồng thời gian trung bình là từ 10-12 tháng hoặc có thể lâu hơn vì vậy nên mới có nhiều người thắc mắc “chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ mất bao lâu?”.
CÂU 4
Hỏi: “Phỏng vấn để được cấp thẻ xanh khi đi Mỹ bằng diện K-3 diễn ra như thế nào? Có khó hay không? “
Đáp: Người vợ và chồng sẽ được phỏng vấn cùng 1 lúc nhưng sẽ phỏng vấn riêng biệt với nhau. Lúc này Sở Di Trú Mỹ (USCIS) sẽ đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa 2 người để biết xem liệu cuộc hôn nhân này có phải là giả hay không. Có một điều chắc chắn rằng bạn phải vượt qua cuộc phỏng vấn này thì mới được cấp thẻ xanh trong vòng 3 đến 8 tháng. Bạn có thể liên hệ với một luật sư về di trú để chuẩn bị hồ sơ cũng như chuẩn bị cho bạn buổi phỏng vấn thử.
CÂU 5
Hỏi: “Tôi là người có quốc tịch Mỹ vừa mới tổ chức đám cưới với vợ tại Mỹ, chúng tôi quen biết nhau khi cô ấy đang đi du lịch tại nước này. Vậy tôi có được quyền nộp đơn xin bảo lãnh vợ và diện chồng bảo lãnh vợ đi Mỹ mất bao lâu? Hơn hết là vợ tôi có phải quay trở về Việt Nam hay không? “
Đáp: “Thời gian bảo lãnh vợ sẽ mất từ 10-12 tháng vì chồng là người có quốc tịch Mỹ. Nếu vợ bạn qua Mỹ bằng Visa du học/ du lịch hoặc công tác rồi tổ chức làm đám cưới tại Mỹ sẽ không phải bắt trở về Việt Nam. Bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn xin bảo trợ vợ/chồng cùng lúc với đơn xin thẻ xanh để tiết kiệm thời gian.
Lưu ý quan trọng: Khi nộp đơn xin thẻ xanh bạn nên xin thêm giấy phép làm việc (I-765) và giấy phép du lịch (I-131) cho vợ mình. Đề phòng trường hợp nếu người vợ muốn quay trở về Việt Nam hay nước khác rồi trở lại Mỹ sẽ được Chính phủ nước này chấp thuận (Với điều kiện nếu đơn xin I-131 và I-765 được chấp thuận).
CÂU 6
Hỏi: “Tôi đi du lịch Mỹ và tại đây có yêu một người có quốc tịch Mỹ, điều khó khăn là tôi mang thai với anh ấy. Vậy sau sinh con tôi và tôi sẽ như thế nào tại Mỹ?”
Đáp: Trường hợp của bạn không cần phải lo lắng vì Mỹ là một trong số ít quốc gia trên thế giới công nhận quyền công dân đối với những đứa trẻ là con của người nước ngoài nhưng được sinh ra trên hải phận, không phận và địa phận của Mỹ. Cụ thể, Hiến pháp của Mỹ năm 1868 có ghi rõ: “Anyone born in United States automatically becomes an American citizen and obtains access to public education, university loans, voting, and so on” (tạm dịch: “Bất cứ ai được sinh ra tại Mỹ thì mặc nhiên được trở thành Công dân Mỹ và được học các trường công cộng, vay học phí học đại học, được tham gia bầu cử và nhiều việc khác của công dân Mỹ.”). Tuy nhiên riêng người mẹ sau khi sinh bắt buộc phải làm hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng như bình thường sau đó mới nhận thẻ xanh rồi nộp đơn thi quốc tịch như quy định của nước này.
CÂU 7
Hỏi: “Tôi bảo lãnh vợ từ Việt Nam qua Mỹ thành công và cũng đã nộp đơn I-864 tức đơn bảo trợ tài chánh. Hiện tại vợ tôi đã trở thành công dân Mỹ và chúng tôi chuẩn bị làm thủ tục ly hôn, vậy tôi có trách nhiệm gì với người vợ đã ly hôn này không?
Đáp: Không, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nữa khi vợ mình đã trở thành công dân Mỹ. Ngoài ra trách nhiệm vợ/chồng được xem là chấm dứt trong những trường hợp sau đây, khi người vợ cũ của bạn:
- Đã qua đời
- Không trở thành thường trú nhân Mỹ và đã trở về Việt Nam
- Đã hội đủ 40 điều theo luật của Social Security
CÂU 8
Hỏi: “Tôi vừa mới làm giấy hôn thú với vợ tôi, tôi là người có quốc tịch Mỹ còn vợ tôi là người qua Mỹ bằng visa du lịch. Tôi muốn biết vợ tôi có được ở lại Mỹ hay không khi mà visa du lịch ở Mỹ khi visa đã hết hạn? “
Đáp: Thực chất Sở Di Trú Mỹ không quá khó khăn đối với trường hợp của bạn, chính vì vậy sẽ không có câu trả lời cụ thể nào cho trường hợp này. Sau khi được USCIS xem xét các yếu tố trường hợp của vợ/chồng bạn sẽ rơi vào một trong các kết quả sau:
- Một là Sở Di Trú sẽ cấp thẻ xanh mà không làm khó dễ và bạn chỉ việc đóng tiền phạt 1.010 USD.
- Hai là Sở Di Trú sẽ bắt vợ bạn phải quay trở về Việt Nam trong khi chờ hồ sơ được xét duyệt.
- Ba là người vợ của bạn vẫn có thể xin được ở lại nếu chứng minh cho USCIS thấy được rằng trở về Việt Nam là cực kỳ khó khăn. Nhưng trường hợp này rất là khó khả thi trong bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng.
CÂU 9
Hỏi: “Tôi đang tiến hành thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ nhưng vì dịch Covid-19 cũng như các sắc lệnh của TT Trump vừa ký kết thời gian qua. Vậy tôi có ảnh hưởng gì không và giờ tôi nên làm gì lúc này?”
Đáp: “ Theo như sắc lệnh của TT Trump vừa qua điểm chung của những thay đổi này là hạn chế nhập cảnh vào Mỹ trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra. Không chỉ riêng bạn mà rất nhiều hồ sơ đang trong giai đoạn chờ phỏng vấn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Để tránh hiểu sai nội dung, đối tượng áp dụng và thời gian thi hành của các thay đổi trên, bạn nên thực hiện các việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng hiện đang được xử lý tại giai đoạn nào
- Cập nhật thông tin trên trang web chính thống của USCIS(https://www.uscis.gov/), NVC (https://travel.state.gov/content/travel.html) và Cục lãnh sự của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (https://www.ustraveldocs.com/vn_vn/index.html).
- Nếu nhận được thông báo về hồ sơ hãy thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan di trú một cách cẩn thận nhất (tránh đường sai sót trong thời gian này).
- Không nên nôn nóng mà tin vào những hứa hẹn không có cơ sở của các dịch vụ tư vấn di trú Mỹ không uy tín. Vì trong thời gian này tất cả sẽ phải phụ thuộc vào sắc lệnh nhập cư mới của Mỹ.
Bản thân tôi là luật sư di trú Mỹ muốn hỗ trợ người Việt để đoàn tụ gia đình bằng cách cập nhật thông tin trên Blog ditrumy này. Và tôi tin chắc trong thời gian tới nếu có bất kỳ một thay đổi nào được ban hành sẽ có thời gian thi hành cụ thể, vậy nên bạn không nên quá lo lắng dẫn đến có những hành động không cần thiết với hồ sơ của mình nhé.